Nhà văn Kim Quyên (TP. Hồ Chí Minh) Cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 72 km về hướng Nam, Tiền Giang , Bến Tre là miệt vườn trù phú với nhiều chủng loại hoa trái bốn mùa, một mạng lưới sông ngòi chằng chịt rất thích hợp cho du lịch sinh thái đồng bằng.
Xuân về, Tết đến, muốn tận hưởng không khí thanh bình khoáng đạt của thiên nhiên, bạn có thể về Tiền Giang , Bến Tre để lênh đênh trên sóng nước mà ngắm nhìn chợ nổi Cái Bè, hoặc đi thăm cồn, thăm các cù lao sum suê vườn cây trái.
Tới địa phận Tiền Giang, bạn đừng vội vào thành phố mà nên dừng lại ở ngã ba Trung Lương, nơi có nhiều quán hủ tíu Mỹ Tho nổi tiếng, điểm tâm cho chắc bụng rồi muốn đi đâu thì đi.
Đến bờ sông Tiền, bạn sẽ thấy khách thập phương, Tây, ta tới đây du xuân tấp nập. Cù lao Thới Sơn là “địa chỉ đỏ” phải đến. Đến để thấy tận mắt trái chín lúc lĩu trên cây, khách muốn ăn bao nhiêu cứ việc hái ăn, muốn mang về nhà bao nhiêu thì báo cho chủ vườn chuẩn bị, giá cả nhà vườn rẻ rề, không việc gì phài lo. Muốn đi thăm thú các nơi thì chịu khó ngồi trên những chiếc đò chèo hoặc xuồng bơi tay, luồn lách trong những con rạch nhỏ để đến tham quan những ngôi nhà cổ cất theo hình chữ đinh (nhà đặc trưng của miền Tây Nam bộ), vừa ăn trưa ở đó vừa thưởng thức mấy câu vọng cổ, vài bản vắn “Lý con sáo” buồn buồn, điệu “Sơn Đông hướng mã” vui vui của các nghệ sĩ “đờn ca tài tử”, rồi các đội “lân vườn” cũng đến chào ra mắt với những tiết mục nhào lộn trên cây thật hào hứng sôi nổi.
Du lịch trên sông Tiền – ảnh: HTQ
Rời Thới Sơn, tàu sẽ đưa bạn qua cồn Phụng, cồn Rồng. Cồn Rồng là điểm du lịch của tư nhân mới phát triển trên qui mô lớn với những công trình văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Đêm về, nếu bạn thích qua đêm trên sông nước thì vào khu du lịch sinh thái cồn Qui và mới đây có thêm khu du lịch sinh thái FOREVER GREEN RESORT ở ấp Phú Khương, xã Phú Túc, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre. Những chiếc nhà sàn nho nhỏ nằm trong những bụi dừa nước, một chiếc võng mắc giữa hai cột nhà ngay bên bờ rạch, một chiếc giường đôi dành cho khách nào đủ đôi đủ cặp, một chiếc bàn ăn nho nhỏ xinh xắn. Thức ăn, thức uống đa số là “cây nhà lá vườn” bảo đảm tươi sống và vẹn nguyên hương vị miệt vườn. Điều đáng nói là cung cách tiếp đón của chủ nhân rất hồn hậu ân cần, họ là những nông dân chính hiệu vừa mới tập tành làm du lịch nên còn mang đậm cung cách chân chất , hồn nhiên.
Muốn xem chợ nổi Cái Bè bạn phải đi trước Tết đôi ngày để ngắm cảnh chợ Tết trên sông. Nếu khách thong thả thời gian thì nên lưu lại đôi ngày để thăm thú, tìm hiểu thêm mảnh đất “địa linh nhân kiệt” với nhiều di tích lịch sử, di tích văn hoá cấp Quốc gia, nơi có nhiều danh nhân như: Trương Định, Thủ Khoa Huân…, nơi có nhiều có nhiều cô gái mỹ miều, từng là quê hương của hoàng hậu Từ Dũ, hoàng hậu Nam Phương; nơi sản sinh nghệ thuật cải lương Nam bộ đầu tiên với những nghệ sĩ tên tuổi như: Trần Hữu Trang, Năm Phỉ, Phùng Há, nhạc sĩ Hoàng Việt, hoạ sĩ Nguyễn Sáng, giáo sư Trần Văn Khê…
Chợ nổi Cái Bè
Hương xuân còn vấn vương trên sóng nước sông Tiền cho đến hết tháng Giêng vì màu vàng của hoa vạn thọ, hoa cúc, màu trắng của hoa huệ, màu hồng của chôm chôm, màu xanh của cam sành, cam mật… Hoa trái, kiểng vật được chở trên những chiếc tam bản với tiếng rao trong trẻo của các thôn nữ đi bán cho người cúng Rằm và cúng ba mươi cho tháng đầu năm.
Bạn nên về vui Tết ở miệt vườn ven sông Tiền một chuyến mới cảm nhận hết quang cảnh bao la, dạt dào sóng nước, tình người hồn hậu, hiếu khách của cư dân miền Tây.
Tắc kiểng Cái Mơn – ảnh: HTQ
Khách du lịch đến với Cái Bè ngày một đông bởi thị trấn này có những dãy phố nằm dọc theo bờ sông, lúc ẩn lúc hiện dưới hàng dừa nước và những rặng bần mà nhìn xa ngỡ như một bức tranh thủy mặc. Cái Bè mang một vẻ đẹp thuần quê, thấm đẫm chất miệt vườn. Ở đây, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch đan xen nhau. Phương tiện giao thông ở Cái Bè hoàn toàn bằng đường thủy.
Chợ Cái Bè diễn ra trên sông, ghe thuyền đi lại như mắc cửi. Chợ họp suốt ngày đêm trên một quy mô lớn, có đủ các ghe thuyền từ miệt vườn xa xôi về đây bán hàng và mua hàng. Chính vì vậy mà hàng hóa ở chợ rất phong phú và đa dạng, từ hàng vái, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Khu vực buôn bán trái cây nằm ở vàm chợ nổi, dọc theo cù lao Tân Long, dài tới cả cây số. Ghe thuyền từ thành phố Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau tới để mua hàng. Ghe tam bản chở đầy trái cây: chôm chôm đỏ rực, xoài màu vàng ửng, sầu riêng thơm nồng, dưa hấu xanh tươi… từ sáng sớm đã được chở đến. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc khu chợ nổi đã nhộn nhịp như một thành phố nổi trên sông. Những chiếc xuồng nhỏ bán hàng rong như cơm, phở, hủ tiếu, đồ tạp hóa chạy luồn lách theo các mạn ghe, mạn tàu để bán hàng. Ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng thức ngay tô hủ tiếu nóng hổi, hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng… Bạn có thể tham gia các tour du lich hoặc du lịch bụi đến đây.
Quang cảnh buổi họp chợ, rất sôi nổi và náo nhiệt...
Khu chợ nổi Cái Bè là trạm trung chuyển trái cây và các sản vật đi khắp mọi miền (sang cả Trung Quốc). Giá cả ở đây rẻ đến bất ngờ.
Tấp nập với đủ loại trái cây được bày bán với giá rẻ bất ngờ...
Khu vực bán các loại củ, quả chạy dài từ ngã ba Nhà Thờ đến cửa Vàm Long Hải. Khu này thường có loại ghe lớn có trọng tải từ 5-10 tấn từ các tỉnh khác chở hàng đặc sản từ tỉnh mình về đây bán rồi lại mua hàng ở đây chở về tỉnh mình.
Nhiều ghe thuyền chở hàng tập kết lại với nhau để bày bán....
Khu bán gạo, cám thì nằm riêng biệt ở một khúc sông. Nét độc đáo của chợ nổi là ghe thuyền bán thứ gì thì treo thứ ấy lên đầu ngọn sào để người mua biết, không phải rao mời.
Những món hàng được treo lên bày bán mà không cần phải gọi mời...
Khi mặt trời khuất sau rặng cây phía xa xa thì cũng là lúc “thành phố nổi” lên đèn. Ban đêm chợ nổi đèn đóm sáng trưng trông như sao sa. Có những chiếc ghe treo những chiếc đèn lồng nho nhỏ ở trước mũi thuyền trông thật sinh động.
Đến với chợ nổi Cái Bè, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị và khám phá nhiều điều mới lạ của chốn sông nước miền Tây.
khu du lịch Thới Sơn
Từ thành phố Mỹ Tho, chỉ cần 45 phút trên sông, du khách đã có thể đến một cù lao rộng 1.100ha mang tên Thới Sơn. Khách đến Thới Sơn có thể xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước, thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình đón chào. Hay tản bộ dưới những tán cây xanh um, mát rượi, tự tay hái trái ngon, thưởng thức món ăn đậm đà chất Nam bộ và ngắm một đêm Thới Sơn thanh bình, huyền diệu với trăng sao soi mình trên sóng nước lung linh, cùng bạn bè ngồi đối ẩm, lắng nghe giọng ca ngọt ngào của các cô thôn nữ qua các điệu đàn điêu luyện của các nghệ nhân đờn ca tài tử.
Khu du lịch Thới Sơn
Chợ nổi Cái Bè
Chợ nổi Cái Bè xuất hiện trong sự hình thành một thị trấn nhỏ bên dòng sông Tiền lộng gió. Đến vàm Cái bè, trên một khúc sông rộng, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy cảnh buôn bán tấp nập. Hàng ngày, có khoảng 400 đến 500 thuyền đầy ắp các loại trái cây neo dọc hai bên sông chờ thương lái đến cất hàng. Ghe xuồng như mắc cửi, tiếng nói cười rộn rã, huyên náo - cái huyên náo không dễ lẫn mà chỉ riêng miền sông nước Cửu Long mới có, mang một nét quyến rũ đặc biệt. Nằm về phía hữu ngạn chợ nổi Cái Bè là cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, được hợp thành bởi 6 hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430ha. Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền trĩu nặng phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và ngọt. Đây còn là hình ảnh thu nhỏ của miền Tây Nam bộ hấp dẫn du khách đến với văn minh miệt vườ
Khu du lịch biển Tân Thành
Từ thành phố Mỹ Tho đi thêm 50km theo quốc lộ 50, du khách sẽ đến biển . Khu du lịch biển Tân Thành, thuộc huyện Gò Công Đông. Nơi đây có bãi cát dài 7km, nhìn ra biển là khu du lịch Cồn Ngang cách bờ khoảng 1 giờ đi đò máy. Cồn Ngang có hình vòng cung với hai đầu là hai bãi cát lớn, hiện đang được đầu tư trở thành khu du lịch với nhiều dịch vụ: nghỉ biển, tắm nắng, thể thao trên nước,...
Trại rắn Đồng Tâm
Cách Mỹ Tho 12km là trại rắn Đồng Tâm - một trung tâm nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu điều trị rắn cắn cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, nơi đây còn là một khu vườn thật đẹp - tổ ấm cho đủ các loại chim và động vật quý tại Nam bộ.
Vùng Đòng Tháp Mười
Nông trường khóm Tân Lập ở vùng Đồng Tháp Mười chính là thành quả lao động của những người nông dân cần mẫn trên mãnh đất chua phèn. Đến đây, du khách sẽ được hưởng hương vị đậm đà của sản vật Đồng Tháp Mười, thấy cảnh hoang sơ của những cánh rừng - địa danh đã đi vào lịch sử Việt Nam qua bao cuộc đấu tranh giữ nước.
Cầu Mỹ Thuận
Ngày 21/5/2000, cả nước rộn rã trong không khí chào mừng khánh thành cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam: cầu Mỹ Thuận.
Cầu Mỹ Thuận với tổng chiều dài 1.535m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, phần cầu chính chia thành 3 nhịp, mặt cầu rộng 24m đã trở thành một công trình thế kỷ của sự hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân hai nước Việt Nam - Australia. Không chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa hai tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long, cầu Mỹ Thuận còn mang trong mình nét tuyệt vời về thẩm mỹ, thu hút khách du lịch ở mọi miền.
Những làng nghề
Trong một xưởng làm bánh hủ tiếu ở làng nghề Gò Cát
Nghề làm mắm tôm chà ở Gò Công: được mệnh danh là món Tứ Cung, một trong 52 món cung đình được chúa Nguyễn chuyên dùng. Món này được làm từ tôm bạc nghệ xay nhuyễn, ướp gia vị rồi phới nắng, mang một hương vị đặc trưng của quê biển Gò Công.
Làng nghề thủ công mỹ nghệ: chủ yếu là nghề đóng tủ thờ ở Gò Công, được làm bằng gổ quý, trãi qua 3 công đoạn chính: khắc, lộng, chạm trổ. Nghề này đòi hỏi tay nghề cao, khéo léo của những người thợ trong từng đường cưa mũi đục. Sản phẩm mang trong mình cả một niềm tâm huyết và giá trị nghệ thuật độc đáo
Miệt vườn Cái Bè nằm dọc theo bờ bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Được bao bọc bởi nhiều kênh rạch nên Cái Bè quanh năm như đắm mình trong phù sa màu mỡ của miền châu thổ
.
Khu du lịch sinh thái miệt vườn Cái BèKhu du lịch sinh thái miệt vườn Cái Bè
Nhờ vậy, mảnh đất trù phú này đã tạo điều kiện để người dân trồng chuyên canh cây ăn trái cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn vào bậc nhất ĐBSCL mà còn là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách quốc tế. Đặc biệt, từ khi cầu Mỹ Thuận được khai thông. Cái Bè như gặp vận hội mới để phát triển du lịch sinh thái vườn
Vườn trái chín nhuộm một màu vàng rực
Những trái sầu riêng sai chĩu nặng
Hiện nay, toàn huyện Cái Bè có gần 15.000ha vườn trồng cây ăn trái với nhiều chủng loại (chiếm hơn 1/3 diện tích cây ăn quả của Tiền Giang) như: sầu riêng tứ quý, sầu riêng sữa hạt lép có nguồn gốc từ Cái Mơn (Bến Tre), bưởi Năm Roi, giống được đem về từ Bình Minh (Vĩnh Long), bưởi đường núm, bưởi đường hồng, bưởi da láng… Nhãn thì nhãn long, nhãn tiêu da bò cho hai vụ trái/năm, cam có nhiều loại, nhưng cam sành và cam mật là hai giống cam ngon nhất. Đặc biệt là các loại nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc, xoài bưởi, xoài thơm… và một số loại xoài ghép có mùi vị thật độc đáo như: xoài bưởi ghép, xoài sầu riêng ghép…
Sầu riêng là một trong những loại trái nổi tiếng của Cái Bè
Cái Bè nổi tiếng với nhiều loại quả đa dạng
Ngoài ra, còn nhiều loại cây ăn quả khác như: sapôchê, ổi, táo, quýt, mít, mận, hồng đào… So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon. Tham quan Cái Bè, du khách được đi trong màu xanh dịu vợi của miệt vườn châu thổ Cửu Long. Người dân nơi đây hiền lành, chất phác, chân tình và hiếu khách…
Người dân Cái Bè đã quen với phiên chợ bán hoa quả trên sông
Khu du lịch sinh thái vườn của bác Hai Cống (khu du lịch vườn tư nhân đầu tiên ở Cái Bè) nằm trong khuôn viên khá rộng với nhiều loại cây ăn trái, đặc biệt là xoài cát Hòa Lộc chính gốc đã nổi tiếng từ bao đời nay. Các loại cây kiểng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giàn hoa lan với nhiều chủng loại về giống và màu sắc thật đẹp mắt, khu nhà ăn dùng cho khách đoàn, khách gia đình, có hồ câu cá, có những phòng ngủ ấm áp; có võng để du khách nằm nghỉ ngơi… Tất cả đều được chủ nhân bố trí một cách hài hòa, sử dụng chất liệu gỗ, mây, tre, lá… tạo nên một bức tranh mang đậm nét đặc trưng của vườn quê sông nước.
Một bức tranh với đa dạng sắc màu của hoa trái
Nhà vườn còn phục vụ các món ăn thuần túy Nam Bộ rất độc đáo như: cá tai tượng chiên xù, cá lóc rút xương dồn thịt cuốn bánh tráng, gà hầm sả ăn với rau mồng tơi, vịt nấu cháo ăn với rau muống, lẩu mắm cá hú với bông lục bình… hay những món ăn mang hương vị của thời khẩn hoang như cá lóc nướng trụi. Cháo cá lóc ăn với rau đắng… Các món ăn ở đây ngon, đậm đà, khung cảnh thật hữu tình. Khi đến tham quan những nhà vườn Cái Bè, được hòa mình vào nếp sinh hoạt của người dân nơi đây, du khách sẽ được thư giãn, hòa mình với thiên nhiên cảm nhận được tính cách, tâm lý của con người phương Nam để rồi sẽ có những cảm xúc và ấn tượng khó quên khi đã một lần đặt chân đến nơi này.
Cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sinh thái miệt vườn nổi tiếng ở Tiền Giang và ĐBSCL. Dọc theo cù lao là những vườn cây ăn trái sum suê chạy ngút ngàn, khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiều dãy nhà thẳng tắp bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sinh thái miệt vườn nổi tiếng ở Tiền Giang và ĐBSCL. Dọc theo cù lao là những vườn cây ăn trái sum suê chạy ngút ngàn, khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiều dãy nhà thẳng tắp bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây dừa; hàng thêu may, đan, rượu, bánh… những sản phẩm đặc thù của địa phương.
Nằm gần TP Mỹ Tho (Tiền Giang), cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sông nước nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long. Du khách có thể thăm những vườn cây trái trĩu quả, trại nuôi ong, lò kẹo dừa... đặc trưng của người Nam Bộ.
Du lịch sinh thái Cù Lao Thới Sơn ngày càng được du khách lựa chọn.
Quang cảnh xanh tươi của khu du lịch, sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào của phố phường. Du khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào.
Quang cảnh xanh tươi nơi đây luôn hấp dẫn du khách...
Nếu muốn tản bộ, sẽ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Du khách cũng có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Ðêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.
Du khách cũng có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử
Ngành du lịch Tiền Giang chọn cù lao Thới Sơn là điểm du lịch trọng tâm của tỉnh để đầu tư phát triển. Người dân từ chỗ bám ruộng- bám vườn, nay chuyển sang làm du lịch. Dọc chiều dài 11 km cù lao Thới Sơn nhộn nhịp hẳn lên với những dãy nhà bày bán quà lưu niệm, cơ sở sản xuất hàng thủ công truyền thống, làng nghề, khu nghỉ mát, khu vui chơi, khu câu cá, tát mương…
Sau Thới Sơn, đến cù lao Ngũ Hiệp nơi có trái sầu riêng đặc sản cũng làm du lịch. Rồi xứ vườn vú sữa Lò Rèn cũng mở cửa đón khách tham quan. Vườn thanh long Chợ Gạo vào cuộc đưa khách về ăn thanh long, vui chơi, giải trí…
Thới Sơn là điểm du lịch ăn khách nhất hiện nay, trong đó đa phần là khách quốc tế, mỗi ngày có cả ngàn người về đây. Đặc biệt, từ nay đến lễ hội Festival, cù lao Thới Sơn sẽ chật nít người…
Tọa lạc trên địa phận xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, Tiền Giang, chùa Vĩnh Tràng là một di tích kiến trúc nghệ thuật cổ, độc đáo của miền Tây Nam Bộ. Dân gian nói rằng: Đến Tiền Giang, nếu đã tham quan hương vị sông nước miệt vườn ở cù lao Thới Sơn, ngắm khu bảo tồn thiên nhiên ở trại rắn Đồng Tâm rồi… thì phải thưởng thức vẻ đẹp kết hợp nét kiến trúc châu Âu lẫn châu Á của chùa Vĩnh Tràng mới là trọn vẹn.
Theo tỉnh lộ 22 về hướng Đông Bắc TP Mỹ Tho chừng 5km, chùa Vĩnh Tràng hiện ra uy nghiêm trong lạc cảnh thanh tịnh. Điều làm cho du khách ngạc nhiên nhất khi đến đây là kiến trúc của ngôi chùa này. Kiểu kiến trúc ấy không giống như những ngôi chùa truyền thống Việt Nam với mái uốn cong, với những trạm khắc long phụng mà mang một nét rất riêng biệt. Mới nhìn chùa từ xa, du khách thấy chùa có nét giống những ngôi đền của Cam-pu-chia, vừa lại giống một ngôi nhà cổ của Pháp hoặc một lâu đài nào đó của I-ta-li-a…
Chùa Vĩnh Tràng.
Với lỗi kiến trúc kết hợp giữa Phương Đông và Phương Tây.
Khuôn viên đẹp, rộng, thoải mãi cho du khách dạo chơi
Vẻ đẹp cổ kính của cổng Tam Quan...
Điểm thu hút ánh mắt du khách du lịch đầu tiên là vẻ đẹp rực rỡ của cổng Tam quan. Khu cổng này do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933 theo kiểu cổ lầu. Nét độc đáo của cổng thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ tạo nên những bức tranh màu sắc hài hòa, kể về sự tích nhà Phật, những câu chuyện dân gian, miêu tả tứ quý, tứ linh, hoa lá… Tất cả đều thể hiện sự sống động vui tươi. Ngôi chùa được xây dựng theo dạng chữ “quốc” của Hán tự, gồm bốn gian nối tiếp nhau: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu. Chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp á âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong, có bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú. Trên nóc chùa có 5 mái nhô cao, tượng trưng cho Ngũ hành theo quan niệm phương Đông.
Chùa Vĩnh Tràng đang bảo tồn hơn 60 tượng Phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung… được thếp vàng óng ánh và được tạc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang)
Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) hay còn gọi là xí nghiệp dược phẩm Quân khu 9, nằm bên bờ sông Tiền, có diện tích khoảng 30ha, không gian xanh mát thoáng đãng. Đây là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất Việt Nam với rất nhiều chủng loài khác nhau, và được xem như một bảo tàng về rắn đầu tiên ở Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.
Hiện trại rắn Đồng Tâm có khoảng 400 loài rắn cho bạn tận mắt chiêm ngưỡng, từ những loài rắn hiền lành không độc cho đến các loài rắn cực độc. Rắn ở đây được nuôi thả tự do, gồm 3 khu vực phù hợp với tính chất mỗi loài rắn
Khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước: bốn bề xây tường cao ngang ngực người lớn, có một cửa ra vào. Bên trong, đáy hồ sâu khoảng 30 - 40cm, xăm xắp nước. Giữa hồ là tiểu đảo, có mấy chòm cây xanh cao ngang tường hồ, trên chòm cây là cả đám rắn quấn lấy nhau đông đúc. Khu này nuôi các loài rắn điển hình như rắn nước, rắn gáo, rắn ri cá...
Khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước
Khu nuôi rắn độc: như rắn hổ ngựa, cạp nong, mai gầm... đặc biệt là rắn hổ mang chúa cực độc, được xếp bậc E trong sách đỏ Việt Nam. Chúng được nuôi trong những chiếc chuồng xây riêng biệt, bên trong mô phỏng các hang hốc làm chổ ẩn nấp, mặt ngoài được che chắn cẩn thận chỉ vừa đủ để du khách ngắm nhìn mà không gây nguy hiểm.
Khu nuôi rắn độc
Khu nuôi trăn: được đặt trong nhà lồng có mái che, bên trong là các dãy lồng sắt, cao đến ngang hông, sàn bằng gỗ, mỗi lồng là từng chú trăn riêng biệt đang nằm cuộn tròn với kích thước dễ sợ... vui mắt là có loài trăn lại cuộn tròn trong các chậu hoa cỡ lớn thay vì nằm trên sàn gỗ, khoe các hoa văn rằn ri uốn lượn. Loài trăn thì có vẻ im lìm, chỉ trừ lúc được cho ăn.
Để nuôi được các loài rắn và trăn này, đặc biệt các loài rắn dữ là cả một kỳ công và đầy nguy hiểm. Các nhân viên ở trại rắn Đồng Tâm khi mở cửa chuồng phải rất cẩn thận, nhẹ nhàng và chậm rãi để con rắn đang đói không phóng ra ngoài, hoặc cắn vào người. Chăm sóc rắn cũng chẳng khác nào chăm sóc một đứa trẻ, bởi phải thường xuyên theo dõi để phát hiện con nào có dấu hiệu bất thường hoặc bị bệnh để điều trị kịp thời.
Mục đích của trại rắn Đồng Tâm là nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng cây dược liệu, và bảo tồn những loài động vật quý hiếm khác như trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu... Đặc biệt, đây còn là nơi chữa trị rắn cắn rất hữu hiệu cho người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận.
Trong chiến tranh, bộ đội ta bị rắn cắn rất nhiều, do đó năm 1977 hình thành Tổ điều trị rắn độc cắn, đến năm 1998 có quyết định của Bộ Quốc phòng cho thành lập cơ sở cấp cứu và điều trị rắn độc cắn. Từ đó trại rắn Đồng Tâm ra đời.
Từ năm 2008 trở về trước, trung bình hàng năm trại rắn Đồng Tâm điều trị 800 ca bị rắn độc cắn. Từ năm 2009 đến nay, trung bình chữa trị 1.000 ca/năm. Bệnh nhân đến đây chữa trị rắn cắn, đa số được miễn tiền viện phí, bởi chính sách hổ trợ người nghèo.
Thế giới về loài rắn vẫn luôn kỳ bí, mà trong trí tưởng tượng của đa số chúng ta là rất nguy hiểm, không thể đến gần. Nhưng khi đến thăm trại rắn Đồng Tâm, bạn sẽ có suy nghĩ khác hơn, vì vẫn có nhiều loài rắn hiền lành, không độc... và dù chúng rất độc đi nữa nhưng nếu biết cách khai thác thì vẫn mang lại lợi ích to lớn cho con người.
Giá vé trại rắn Đồng Tâm (2014): 25.000đ/người lớn - 15.000đ/trẻ em.
Kiến trúc bên trong nhà thờ
Nhà Thờ Chánh Tòa Mỹ Tho hiện tại là ngôi nhà thờ thứ ba của họ đạo Mỹ Tho được khởi công xây dựng tại họ nhánh Vĩnh Tường ngày 11/8/1906 bởi cha Régnier (Cha Gẫm), bên kia đại lộ Bourdais, nay là đại lộ Hùng Vương. Đến năm 1910 công việcxây dựng nhà thờ được hoàn tất.
Toàn cảnh nhà thờ chánh tòa Mỹ Tho
Ngôi nhà thờ khá đồ sộ, uy nghiêm, là công trình kiến trúc mang phong cách Tây Âu, với chiều cao 24m, chiều dài 53m, chiều rộng hơn 17m, một gian chính và hai gian phụ hai bên. Kết cấu chính của tòa nhà được xây theo lối cột tròn chống đỡ, mái vòm được trang trí bằng nhiều hoa văn, họa tiết tinh xảo.
Kiến trúc mang phong cách Tây Âu
Tháp chuông nhà thờ đầu tiên được dựng bên hông nữ. Đến năm 1958, cha sở Phaolô Nguyễn Minh Chiếu đã di dời chuông lên tháp cao bên Nam. Đến năm 1995, vì sợ đỗ chuông có thể gây hư hại cho ngôi thánh đường cổ xưa, cha Giuse Nguyễn Văn Chúc cho xây dựng lại một tháp chuông khác tách rời nhà thờ, tức là tháp chuông hiện nay.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Công ty Công Ty GỌI TAXI NHANH SÀI GÒN-TPHCM được thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2022, với tên gọi ban đầu là TẬP ĐOÀN GRAB BÌNH DƯƠNG, chuyên vận tải, vận chuyển người và hàng hóa từ Nam ra Bắc, đặc...
Xem chi tiết