
Để làm rõ vấn để này thì trước tiên mình sẽ nêu lưu ý:
- Kinh doanh vận tải hành khách là loại hình kinh doanh CÓ ĐIỀU KIỆN.
Điều kiện kinh doanh của chúng ta là: Phù hiệu "Xe hợp đồng", logo thông tin HTX, khẩu hiệu "Tính mạng con người là trên hết", lệnh vận chuyển, hợp đồng lao động, danh sách hành khách ngoài ứng dụng, chứng chỉ hành nghề, giấy khám sức khoẻ, bình chữa cháy.... sau đây gọi ngắn gọn là ĐIỀU KIỆN KINH DOANH. -
- ĐIỀU KIỆN KINH DOANH được quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Sau đây gọi tắt là NĐ86
-
- Nếu không chấp hành đúng ĐIỀU KIỆN KINH DOANH, chúng ta sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Sau đây gọi tắt là NĐ46
- Đây là 2 Nghị định mấu chốt trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách, anh em nên dành thời gian đọc và tìm hiểu hết 2 Nghị định này!
Trở lại vấn đề. Có 1 số anh em cho rằng khi chở người thân thì không cần đến ĐIỀU KIỆN KINH DOANH. Số khác thì cho rằng vấn đề nằm ở GIẤY KIỂM ĐỊNH, đã là kiểm định kinh doanh thì bắt buộc phải đầy đủ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH bất kể là đi đâu, làm gì. Vậy góc nhìn theo pháp luật thì ra sao?
Theo khoản 1, điều 3, NĐ86:Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hoá, hành khách trên đường bộ nhằm MỤC ĐÍCH SINH LỢI. Thể hiện bằng việc THU TIỀN (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Bên cạnh đó, tất cả các điều khoản xử phạt tại NĐ46 về ĐIỀU KIỆN KINH DOANH đều phải có dòng chữ "ĐIỀU KHIỂN XE CHỞ HÀNH KHÁCH..."
Vậy thì, chở người thân không phải nhằm mục đích sinh lợi. Mình KHÔNG KHUYẾN KHÍCH anh em gỡ bỏ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH khi kinh doanh chở khách. Nhưng nếu quả thật là chở người thân, đi du lịch, đi chơi ... thì nên tháo ra, để tránh những rắc rối không đáng có có thể xảy ra!
Vấn đề nằm ở chỗ: khách trên xe cũng là người, người thân cũng là người. TTGT sẽ xử lý ra sao khi tài xế khai báo chở người thân?
Có 1 số anh em cho rằng họ sẽ kiểm tra điện thoại của tài xế. Nhưng thực tế thì họ không có quyền làm như vậy. TTGT sẽ hỏi thông tin cơ bản của người mà bạn khai báo là "người thân" sau đó sẽ yêu cầu tài xế trả lời. Nếu trả lời đúng thì ok, bạn được đi tiếp và ngược lại.
Còn nếu họ gọi lại khi trên xe chỉ có mình bạn? Mọi chuyển chẳng có gì dễ dàng hơn, hãy mạnh dạn trả lời " Tôi đang đi chơi, khi nào đi kinh doanh tôi sẽ gắn".
Trên pháp luật thì như thế, nhưng thực tế thì có 1 số anh em chở người thân thật sự hoặc đi xe 1 mình vẫn bị xử phạt... Cho nên vấn đề là mình nên nắm rõ luật, tranh cãi khi cần thiết để bảo về quyền lợi!
2.LỰC LƯỢNG NÀO ĐƯỢC QUYỀN XỬ PHẠT LỖI LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH?

1 số anh em cho rằng chỉ có lực lượng TTGT mới được quyền xử phạt những lỗi liên quan đến ĐIỀU KIỆN KINH DOANH, từ đó có phần chủ quan khi gặp CSGT.
Cách hiểu này là sai, bởi vì CSGT mới là lực lượng chủ đạo trong việc xử phạt vi phạm giao thông.
Cụ thể:
Theo điểm a, khoản 2, điều 70, NĐ46: CSGT được phép xử lý tất cả lỗi vi phạm quy định liên quan đến người lái và phương tiện quy định tại Nghị định.
Theo khoản 5, điều 70, NĐ46: TTGT được phép xử lý 1 số lỗi vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó có ĐIỀU KIỆN KINH DOANH.
Vì vậy cả CSGT và TTGT đều có thẩm quyền xử phạt những lỗi liên quan đến ĐIỀU KIỆN KINH DOANH. Thông thường đối với xe con 4-7 chỗ, CSGT chỉ xử phạt những lỗi liên quan đến quy tắc tham gia giao thông, nhưng khi cần thiết họ vẫn có quyền xử phạt lỗi liên quan đến ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG. Mong anh em lưu ý!