Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đã và đang được kiểm soát rất tốt. Trong bối cảnh nới lỏng giản cách xã hội, Thủ tướng chính phủ mới đưa ra công điện yêu cầu về việc thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp 30/4, 1/5 tới đây.
Người dân nên nắm rõ một số lỗi vi phạm để tham gia giao thông an toàn trong kì nghỉ này. Các mức xử phạt đều được áp dụng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Các lỗi vi phạm giao thông đường bộ dễ bị xử phạt. (Ảnh: Thanh Niên)
Chạy quá tốc độ
Nghỉ lễ, mật độ giao thông có lẽ sẽ không quá đông trong một số thời điểm. Điều này dẫn tới một số người dân không làm chủ được tốc độ. Dẫu vậy, mức xử phạt nặng cho các trường hợp vi phạm là một hình thức răn đe hữu hiệu.
Các trường hợp vượt quá từ 5 tới dưới 10 km/h sẽ nhận mức phạt từ 200.000 - 300.000 đồng đối với xe máy, và từ 800.000 - 1.000.000 đồng với người điều khiển ô tô.
Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h sẽ chịu mức phạt tiền từ từ 600.000 - 1.000.000 đồng đối với xe máy, còn ô tô sẽ nhận mức 3 - 5 triệu đồng , tước bằng lái xe 1 - 3 tháng.
Nếu chạy quá 20 km/h, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng với xe máy chạy quá tốc độ, tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng; với người điều khiển ô tô, mức phạt giao động từ 6 triệu - 12 triệu, tước bằng 2 - 4 tháng.
Lỗi chạy quá tốc độ bị xử phạt rất nặng, chưa kể còn dễ xảy ra tai nạn. (Ảnh: PLO)
Vượt quá nồng độ cồn
Vi phạm nồng độ cồn là 1 trong những lỗi bị xử phạt rất nặng. Trong dịp lễ, đặc biệt là bối cảnh nới lỏng giãn cách xã hội, việc người dân tụ tập là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, người dân cũng cần lưu ý tới các mức phạt này để tránh vi phạm.
Với mức phạt nồng độ cồn, trường hợp người điều khiển có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng đối với xe máy; người điều khiển ô tô nhận mức phạt 6 - 8 triệu đồng, cả hai đều bị tước giấy phép lái xe 10 - 12 tháng.
Người điều khiển có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ chịu mức phạt từ 4 - 5 triệu đồng đối với xe máy, còn ô tô là 16 - 18 triệu đồng, tất cả sẽ bị tước giấy phép lái xe 16 - 18 tháng.
Ở trường hợp nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, người điều khiển xe máy chịu phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng; người điều khiển ô tô nhận mức 30 - 40 triệu đồng, thời gian tước bằng lái cũng tương tự.
Vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đều sẽ bị xử lý nghiêm khắc. (Ảnh: Lao động)
Sử dụng điện thoại, đeo tai nghe
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP mới ban hành, mức phạt cho việc sử dụng điện thoại, tai nghe khi đang điều khiển phương tiện đã tăng lên từ 2 - 4 lần. Theo đó, mức phạt sẽ từ từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với xe máy, từ 1 triệu - 2 triệu đồng với người điều khiển ô tô.
Vượt đèn đỏ
Người điều khiển khi "ngó lơ" các tín hiệu đèn giao thông sẽ nhận mức phạt từ 600.000 - 1 triệu đồng với xe máy. còn người điều khiển ô tô sẽ phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng. Cả 2 có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Vượt đèn đỏ vừa nguy hiểm lại dễ bị xử phạt nặng. (Ảnh: PLO)
Không xi nhan, sai làn
Tiến hành phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng với các trường hợp người điều khiển không xi nhan khi chuyển làn; từ 400.000 - 600.000 khi không xi nhan lúc chuyển hướng hoặc đi sai làn.
Không đội mũ bảo hiểm
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy định sẽ nhận mức phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng.
Tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm vô cùng nguy hiểm. (Ảnh: PLO)
Ngoài ra, một số lỗi vi phạm khác cũng sẽ bị xử phạt nghiêm như đi vào đường cấm, xe không gương, không thắt dây an toàn khi lái xe, chở người trên xe không thắt dây an toàn, thiếu bằng lái, đăng ký xe, bảo hiểm xe,... Việc phạt nguội cũng đã được triển khai khi nhiều thành phố đã lắp đặt camera giám sát.
Trước khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, người dân tốt nhất không nên đi ra ngoài khi không thực sự có việc cần thiết. Dù đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng để đảm bảo an toàn sức khoẻ, mỗi người cũng cần có ý thức bảo vệ mình. Ngoài ra, việc tham gia giao thông cũng cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Công ty Công Ty GỌI TAXI NHANH SÀI GÒN-TPHCM được thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2022, với tên gọi ban đầu là TẬP ĐOÀN GRAB BÌNH DƯƠNG, chuyên vận tải, vận chuyển người và hàng hóa từ Nam ra Bắc, đặc...
Xem chi tiết