Trả lời:
1. Quy định về biển báo đường đông dân cư
- Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
- Đối với đoạn đường nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã: Căn cứ vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” (Biển số 420) và biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư” (Biển số 421) trên các tuyến đường ở vị trí vào, ra đô thị cho phù hợp (không đặt biển báo theo địa giới hành chính được quy hoạch, nếu chưa đô thị hóa hoặc dân cư thưa thớt); Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421.
- Đối với đoạn đường nằm ngoài nội thành phố, nội thị xã: Đoạn đường được xác định là qua khu đông dân cư khi có chiều dài từ 500 m trở lên, các lối ra vào nhà trực tiếp với đường có cự ly trung bình từ 6 m trở xuống theo chiều ngang; mật độ các lối ra vào nhà trung bình dưới 10 m.
2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Với lỗi chạy quá tốc độ cho phép của người điều khiển xe thì tổ công tác phải dựa trên kết quả thu được của máy đo tốc độ có ghi hình (hay thường gọi là “súng bắn tốc độ”) và hình hảnh ảnh này phải lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.Căn cứ xử phạt phải đủ một số điều kiện gồm:
- Độ rõ của hình ảnh, ngoại cảnh của hình ảnh để chứng minh rằng người điểu khiển phương tiện vi phạm vận tốc tối đa cho phép tại đoạn đường nhất định
- Máy đo tốc độ có ghi hình mà Tổ công tác sử dụng phải hợp pháp.
+ Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
+ "Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh” là phương tiện, thiết bị bắt buộc phải kiểm định và phải sử dụng đúng quy định tại Điều 39 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 09 năm 2013 của Bộ Khoa học và công nghệ.
- Tem kiểm định
+ Tem kiểm định có nội dung và hình thức tương ứng theo Mẫu 16.TKĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 24/2013/TT-BKHCN;
+ Tem kiểm định được dán trực tiếp trên phương tiện đo đạt yêu cầu quy định của quy trình kiểm định tương ứng và ở vị trí thích hợp;
+ Tem kiểm định được sử dụng kết hợp với dấu kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định để thông báo có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ;
+ Trường hợp phương tiện đo, chuẩn đo lường không đủ chỗ hoặc không thể dán tem kiểm định thì được phép sử dụng giấy chứng nhận kiểm định để thông báo thời hạn có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường đó.
3. Tốc độ tối đa cho phép
Khu vực đông dân cư:
- Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên : 60km/h
- Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: 50 km/h
Ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
- Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên
+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn: 90 km/h
+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.: 80 km/h
+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô: 70 km/h
+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác : 60 km/h
- Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn: 80 km/h
+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn: 70 km/h
+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô: 60 km/h
+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác: 50 km/h
- Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự không quá 40 km/h.
Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
4. Xử phạt vi phạm hành chính khi điều khiển xe chay quá tốc độ quy định
Xử phạt với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
Xử phạt với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Luật sư trả lời:
Với lỗi của bạn bạn, bạn sẽ phải chấp hành 02 hình thức xử lý là hình phạt chính và hình phạt bổ sung theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì
Một là, hình phạt chính:Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Hai là, hình phạt bổ sung:
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
=> Vì thế, cho nên nếu bạn có hành vi vi phạm lỗi trên thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc xử phạt chạy quá tốc độ 4km/h là đúng hay sai?
Căn cứ vào Điểm c, Khoản 2, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
Theo đó, người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ chỉ bị phạt tiền nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. Theo như thông tin bạn cung cấp, thì bạn điều khiển xe máy chạy quá tốc độ cho phép là 04km/h thì chưa đủ điều kiện để xử phạt bạn. Vì vậy, việc bạn bị lập biên bản vi phạm tốc độ cho phép của cảnh sát giao thông là không đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, làm gì để đòi lại quyền lợi của mình khi bị xử phạt sai?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 thì khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Theo đó, việc lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông là sai, là không có căn cứ pháp luật. Trường hợp này, bạn có căn cứ về việc quyết định hành chính đó là không đúng pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích của mình thì trường hợp này bạn có quyền khiếu nại đến nơi ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính.
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn điều kiển xe máy bị xử phạt với lỗi chạy xe quá tốc độ 63/50 tức là bạn điều khiển xe chạy quá tốc độ 63km/h (quá 13km/h) so với tốc độ cho phép là 50km/h.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi chạy xe quá tốc độ như sau:
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
Như vậy, với hành vi vi phạm của mình, bạn có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 và Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì có thể phân tích như sau:
Về xử phạt vi phạm hành chính trong hành vi chạy quá tốc độ quy định:
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Cảnh sát giao thông được phạt những lỗi gì:
Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
d) Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 15;
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
e) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i khoản 7 Điều 28;
g) Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này), Điều 36;
h) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;
i) Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40;
k) Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;
l) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48;
m) Điều 49, Điều 50;
n) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51;
o) Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53;
p) Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 54;
q) Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66;
r) Khoản 2 Điều 67;
s) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71;
t) Điều 72, Điều 73.
=> Do đó, dựa theo những quy định trên thì có thể thất là cảnh sát giao thông có quyền lập biên bản và xử phạt bạn với lỗi quá tốc độ khi bạn chạy xe gắn máy.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn Pháp luật giao thông - Công ty Luật Minh Khuê.
Nguồn tin: https://luatminhkhue.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Công ty Công Ty GỌI TAXI NHANH SÀI GÒN-TPHCM được thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2022, với tên gọi ban đầu là TẬP ĐOÀN GRAB BÌNH DƯƠNG, chuyên vận tải, vận chuyển người và hàng hóa từ Nam ra Bắc, đặc...
Xem chi tiết